FF Sự khác nhau giữa Ethanol và Methanol ~ Vancaochem

Trang chủ

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2023

Sự khác nhau giữa Ethanol và Methanol

 


Ethanol và methanol là hai dạng cồn công nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Cả hai dạng cồn này đều được sản xuất theo phương pháp lên men hoặc chưng cất. Tuy nhiên, vẫn có đại đa số nhận thức rằng Ethanol và Methanol không có sự khác biệt, thậm chí là giống nhau.

I. Ethanol và Methanol

  • Ethanol được sản xuất từ nguyên liệu là tinh bột và đường. Trong khi đó, methanol là loại dung môi công nghiệp dùng để hòa tan các chất vô cơ, hữu cơ… và điều chế các loại hóa chất công nghiệp khác. Methanol thường được sản xuất từ các loại vật liệu có chứa cellulose. Loại cồn này có thể gây ngộ độc cho con người, thậm chí dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.
  • 0,1% là hàm lượng methanol tối đa được cho phép trong rượu uống, nhưng trên thực tế khi kiểm tra các mẫu rượu trên thị trường hiện nay thì hàm lượng methanol cao hơn mức này rất nhiều, đó là lý do tại sao xảy ra rất nhiều tình trạng ngộ độc rượu.

2. Cách phân biệt giữa Ethanol và Methanol

  • Ethanol và methanol là những hợp chất của rượu. Sự khác biệt chính giữa ethanol và methanol là ethanol tương đối ít độc hại hơn nên chúng ta có thể sử dụng nó trong đồ uống trong khi methanol độc hại và tuyệt đối không sử dụng methanol trong đồ uống.
  • Ngoài ra, methanol là rượu có cấu trúc hóa học đơn giản nhất trong họ rượu. Methanol có nhiệt độ sôi thấp hơn ethanol. Do đó, chúng ta có thể tách hai chất này bằng kỹ thuật chưng cất, khi trộn lẫn trong dung dịch.

2.1.Ethanol (CH3CH2OH)

  • Là rượu được sản xuất ra bằng cách lên men hoặc chưng cất các loại tinh bột và đường. Trong công nghiệp để sản xuất lượng lớn Ethanol người ta áp dụng phản ứng axit xúc tác hydrat với etilen. Ethanol là nguyên liệu chính cho các loại thức uống có cồn như bia, rượu, nước trái cây lên men…
  • Ethanol nếu có cách nhìn xác đáng, khi dùng ở lượng vừa đúng, vừa đủ sẽ không gây hại cho cơ thể, thậm chí đối với 1 số loại rượu còn tốt cho sức khỏe khi uống.

2.2.Methanol (CH3OH)

  • Methanol được sản xuất từ các loại vật liệu có chứa cellulose. Ứng dụng của Methanol chủ yếu trong các ngành công nghiệp, đóng vai trò như chất hòa tan các chất vô cơ hay hữu cơ. Methanol cũng được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ra các loại hóa chất khác.
  • Methanol hoàn toàn không tốt cho cơ thể, khi ngộ độc Methanol dù chỉ một lượng nhỏ cũng có thể gây tổn thương gan, thận cùng các cơ quan nội tạng khác.

2.3.Phân biệt qua bọt rượu

  • Rượu có chứa methanol khi lật ngược chai lại thường xuất hiện bọt rượu to hơn và bọt rượu sẽ đi theo chiều thẳng. Ethanol và methanol khi được hòa chung vào nhau nhằm mục đích để tăng độ rượu, tăng thể tích và mang lại lợi nhuận cao. Thường gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người, rất dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc rượu.

3. Vì sao giữa ethanol và methanol, hàm lượng methanol trong rượu lại bị lạm dụng nhiều hơn?

  • Ethanol và methanol đều là những chất ảnh hưởng tới sự kiểm soát các dây thần kinh, chi phối hô hấp, tuần hoàn của cơ thể. Sẽ rất nguy hiểm khi bạn uống phải rượu có hàm lượng methanol cao. Vậy vì sao người ta vẫn sản xuất ra loại rượu có chứa hàm lượng methanol cao?
  • Trong quá trình lên men rượu từ tinh bột có sản sinh ra các tạp chất, trong đó có cả Methanol. Khi chưng cất, các tạp chất bay hơi trước ethanol, và đặc thù của methanol có nhiệt độ sôi thấp hơn ethanol, vì vậy methanol sẽ được sản sinh ra trước và ra bình chứa sản phẩm trước. Vì vậy, nếu bỏ nước rượu đầu đi thì rượu lấy sau sẽ ít độc hại hơn.
  • Nhưng, do tiết kiệm và tận dụng nên những đơn vị sản xuất rượu nhỏ lẻ đã dùng nước rượu đầu để pha với các nước rượu sau, cho ra nhiều rượu và có độ rượu cao hơn. Chính vì vậy với những loại rượu rẻ tiền dễ gây hại cho người dùng do có chứa tạp chất và methanol. Nếu rượu được nấu xong và sử dụng luôn thì rất có hại cho cơ thể do vẫn tồn tại hàm lượng methanol khá lớn. Rượu mới chưng cất nên để ít nhất 1 năm trong điều kiện nhiệt độ hợp lý, để khử bớt methanol, như vậy mới đảm bảo độ an toàn khi sử dụng rượu.
  • Rượu được nấu từ đường sẽ đảm bảo chất lượng tốt hơn, tuy nhiên, các lò nấu rượu thủ công thường dùng mật mía cặn để chưng cất. Trong mật mía cặn có chứa nhiều vụn thân cây mía, đây chính là nguồn cellulose cho ra Methanol trong quá trình sản xuất rượu.
  • Ngoài ra người ta còn dùng men tàu hay một số loại cồn kém chất lượng để pha chế rượu Vodka. Các nhà sản xuất đường mía thường sản xuất cả cồn, trong đó có cả cồn kém chất lượng từ các loại nguyên liệu tận dụng (mật mía cặn, bã mía). Cồn kém chất lượng được dùng cho mục đích khác, nhưng người ta vẫn mua về để pha chế rượu. Đó là lý do tại sao rượu sản xuất tại các đơn vị nhỏ lẻ sẽ dễ gây ngộ độc đối với người dùng.
  • Trên đây là những kiến thức về 2 loại cồn công nghiệp Ethanol và Methanol mà Stromann muốn các bạn hiểu rõ về đặc tính và sự khác biệt của 2 loại cồn công nghiệp này.

    CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO

    Các loại dung môi

    Phụ gia

    Chất tẩy rửa

     

0 nhận xét:

Đăng nhận xét