FF tháng 10 2023 ~ Vancaochem

Ảnh 1

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO - CHUYÊN KINH DOANH CUNG CẤP CÁC LOẠI HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP

Ảnh 2

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO - CHUYÊN KINH DOANH CUNG CẤP CÁC LOẠI HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP

Ảnh 3

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO - CHUYÊN KINH DOANH CUNG CẤP CÁC LOẠI HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP

Ảnh 4

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO - CHUYÊN KINH DOANH CUNG CẤP CÁC LOẠI HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP

Ảnh 5

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO - CHUYÊN KINH DOANH CUNG CẤP CÁC LOẠI HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP

Trang chủ

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2023

Polyethylene Glycol 400,400 (PGE 400,600)

 Xuất xứ: Indonesia,Malaysia;

Quy cách: 225,235kg/phuy.

Polyethylene Glycol 400,400 (PGE 400,600) 
Polyethylene Glycol 400,400 (PEG 400,600)

1.Bản chất hoá học Polyethylene Glycol 400,400 (PEG 400,600)

  • PEG(Polyethylene Glycol) là polymer mạch dài có công thức chung là HO(CH2CH2)nH.
  • n : mức độ polymer hoá, xác định khối lượng phân tử trung bình của mỗi sản phẩm và tính chất của nó.
  • Các loại Polyethylene Glycol gồm : PEG 200, 300, 400, 600, 1000, 1500, 3400, 4.000,6.000, 9.000, 8.000, 12.000.

2.Tính chất Polyethylene Glycol 400,400 (PEG 400,600)

  • Polyethylene glycol 200, 300, 400 và 600 là chất lỏng không màu trong suốt ở 230C. PEG 600 có thể là một chất lỏng không màu trong suốt,có thể là một chất lỏngtrắng đục hoặc là một chất bán rắn tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ đông đặc là 200C.
  • PEG có khối lượng phân tử lớn hơn 1000 là một chất rắn ở 230C. Gồm các loạisau :
  • Loại bột mịn : dạng hạt nhỏ màu trắng hoặc hơi vàng có kích thước hạt từ 0.15-0.6 mm
  • Loại bột :dạng hạt nhỏ màu trắng/ hơi vàng, kích thước hạt 0.4-1mm
  • Loại phiến: màu trắng có kích thước hạt khác nhau.

 3.Tính tan Polyethylene Glycol 400,400 (PEG 400,600)

  • Tất cả PEG loại E đều dễ tan trong nước, độ hoà tan của chúng không bị ảnh hưởng bởi độ cứng của nước. Độ hoà tan tăng trong một phạm vi nhất định khi khối lượng phân tử tăng. Chúng kháng acid mạnh, kiềm mạnh và dung dịch muối. Nói chung, các chất trong nhóm này khá bền, nhưng chúng có thể có phản ứng với chất thuộc da tổng hợp và các chất thuộc nhóm phenolic hydroxyl tạo thành sản phẩm cộng ít tan.
  • PEG có trọng lượng phân tử đều tan trong cồn, độ hoà tan tăng khi trọng lượng phân tửtăng, chúng đều tan trong hầu hết  các dung môi thơm nhưng không tan trong các hydrocacbon mạch thẳng và phần cắt dầu mỏ.

4.Độ bền Polyethylene Glycol 400,400 (PEG 400,600)

  • PEG có tính bền nhiệt trong điều kiện không có O2.

5.Tính tương hợp Polyethylene Glycol 400,400 (PEG 400,600)

  • PEG có thể tương hợp tốt với chất hoạt động bề mặt không phân ly và chất hoạt động bề mặt cation. Các chất đơn phân và đa phân có tính hút nước như: thuốc nhuộm và màu, keo dán tổng hợp.
  • PEG có thể tương hợp hạn chế với chất béo, acid béo, cồn, dầu, waxes,ester tổng hợp và ester tự nhiên, phân cất dầu mỏ và các chất kị nước. Hỗn hợp sệt có thể được tạo ra từ sự kết hợp của các sản phẩm bằng các tan chảy chúng trong một cái thùng và khuấy trước khi làm lạnh.
  • Các chất rắn như màu Chromic, màu Ceramic, màu trong dầu đánh bóng và dầu bôi trơn đặc có thể tạo thành dạng paste đồng nhất, bền với P.E.G với điều kiện chất rắn phải được làm ẩm riêng, độ nhớt được duy trì trong giới hạn thích hợp và các thành phần khác nhau phải có tỷ lệ chính xác.

6.Ứng dụng Polyethylene Glycol 400,400 (PEG 400,600)

  • P.E.G là loại polyether alcohol tan trong nước. Chúng được sử dụng làm chất hoà tan, dầu bôi trơn, chất phân tán, chất phóng thích khuôn trong nhiều ứng dụng. Chúng được dùng để thay đổi độ nhớt của chất lỏng, dùng làm chất truyền nhiệt và là chất lưu thuỷ lực.
  • P.E.G 200,400 và 600 được dùng trong công nghiệp chất tẩy và xà phòng để hoà tan hỗn hợp chất hoạt động bề mặt.
  • P.E.G có khả năng hoà tan cao và có thể phân tán nhiều loại màu nhuộm và chất màu, chúng là loại chất hoà tan hiệu quả nhiều loại thuốc nhuộm kiềm. Chúng được dùng để pha mực có độ phủ cao. Có thể điều chỉnh độ đặc của mực bằng các sử dụng P.E.Glỏng và rắn.
  • P.E.G có thể được dùng làm dung môi cho màu nhuộm kiềm trong mực in flexo.
  • Tương tự chúng cũng được dùng làm chất hoà tan mà môi trường phân tán để điều chế màu dạng paste và màu nước, paste màu dùng trong công nghiệp dệt, công nghệ sơn và gốm sứ.

6.1 Keo dán

  • PEG đượcdùng như chất hoá dẻo làm tăng tính bôi trơn và tính ẩm cho keo dán giúp keo giữ được độ bám dính lâu hơn. PEG 300, 400 và 600 được dùng trong các loại keo dán áp hợp, keo dán dẻo nhiệt ( kết hợp các loại PEG với các hợp chất khác như amine, maleic anhydrice hoặc polyvinyl acetate.)

  6.2 Nông nghiệp :

  • PEG tan trong nước và hoà tan tốt các loại thuốc diệt côn trùng có nguồn gốc hữu cơ.Vì vậy chúng là chất mang rất tốt cho các loại thuốc tăng trưởng thực vật và diệt cỏ.
  • PEG cũng được tổ chức bảo vệ môi trường cho phép dùng là thành phần trơ trong thuốc trừ sâu. Do có tính hút ẩm nên chúng được làm chất chống bụi trong các hoá chất dùng trong nông nghiệp. Thông thường nếu xử lý hạt giống với dung dịch có chứa PEG sẽ làm tăng tỷ lệ nảy mầm cao hơn.
  • Sử dụng :PEG 200, 300, 400,600.

  6.3 Ngành gốm

  • Sử dụng PEG trong ngành gốm dùng làm chất hoá dẻo, chất binder và chất mang PEG giúp ceramic mass dễ gia công và trơn láng hơn, Tạo độ bôi trơn bên trong và bên ngoài tốt và làm tăng độ bền của sản phẩm chưa nung.
  • Loại PEG sử dụng : 400, 600.

6.4 Mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân

  • PEG được dùng nhiều trong các sản phẩm mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân như : kem,lotion, kem cạo râu, phấn, các sản phẩm sol khí. Do chúng có các tính chất :hoà tan trong nước, trung tính, tính bôi trơn, không bay hơi và không gây dị ứng.
  • PEG là chất kết hợp rất tốt. Là dung môi, chất mang, chất tạo ẩm, chất bôi trơn,binder, chất cơ bản. Khi phối trộn PEG sẽ làm thay đổi độ ẩm, độ nhớt, thích hợp cho các sản phẩm. Chúng cũng hoà tan các thành phần hoạt động trong sảnphẩm lotion và tạo cảm giác mịn màng nhưng không bị nhờn.
  • Loại PEGsử dụng : 400, 600

6.5 Trong xi mạ điện

  • Các loại PEG không bị ảnh hưởng nhiều bởi các chất điện phân và làm tăng cường hiệu quả của quá trình mạ điện.
  • Khi dùng lượng nhỏ PEG trong các bồn mạ đồng và thiết sẽ tạo độ sáng mịn.
  • Trong bồn mạ sulphate và chloride nickel dùng PEG làm chất đánh bóng.
  • Trong mạ thép không gỉ và nhôm, thêm PEG sẽ tạo ra bề mặt mịn và bóng.

6.6 Sản phẩm gia đình

  • Các PEG được sử dùng rộng rãi trong các sản phẩm gia đình như : các chất tẩy rửa, nước đánh bóng, xà bông, bột giặt vì chất này tan trong nước, trơ, ít bay hơi và ít độc.
  • Chất này có khả năng hoà tan tốt. Có thể tương hợp với nhiều thành phần có trong các sản phẩm gia đình. Hỗ hợp các PEG tạo ra cấu trúc, độ nhớt và khả năng hút ẩm của sản phẩm như mong muốn.
  • Loại PEG sử dụng : 200, 300, 400, 600.

  6.7 Dầu bôi trơn

  • Do các PEG có khả năng hoà tan trong nước. Bay hơi chậm và khả năng bôi trơn nên chúng được dùng trong nhiều loại dầu bôi trơn. Dầu bôi trơn bề mặt các đồ dùng kim loại dùng trong gia công thực phẩm. Chất này không làm biến màu các bộ phận bằng kim loại, vải sợi và quần áo. Được làm sạch dễ dàng và không ăn mòn cao su và nhựa.
  • PEG là chất mang rất tốt cho than chì, khi đốt rất sạch và ít cặn.
  • PEG sử dụng : 200, 300, 400, 600.

6.8 Gia công kim loại :

  • PEG dùng làm chất bôi trơn trong công đoạn dập nổi và cuộn. Dùng làm dung dịch cắt và nghiền, làm thành phần cho các chất đánh bóng. Các dung dịch để hàn có dùng PEG sẽ dễ lan toả, dễ làm sạch và chất không có chất lắng. PEG cũng được dùng làm chất mang trong bột luyện kim.
  • PEG sử dụng : 200, 300, 400, 600, 900,1000.

6.9. Sơn và coating

  • PEG được dùng làm chất trung gian trong sản xuất nhựa alkyd và polyester nhằm tăng khả năng phân tán trong nước.Chất này cũng được dùng làm chất cải biến và chất mang trong sơn latex và nhựa shellac và trong sơn phủ hệ nước có thể tẩy được.
  • Sản phẩm PEG sử dụng PEG 200, 300,400, 600, 900, 1000

6.10 Giấy và sản phẩm giấy

  • Các PEG 200, 300, 400 dùng để làm mềm giấy. Tăng độ mềm dẻo và tính trượt mong muốn. Chống phồng và quăn xoắn khi bị ẩm. Các loại PEG rắn có hiệu quả bôi trơn rất tốt. Tăng độ bóng và độ trơn láng trong khi cán màng.
  • Ngoài ra PEG cũng được dùng làm chất ổnđịnh màu, chất hoá dẻo, chất chống dính và chất ổn định kích thước.
  • Loại PEG sử dụng :200, 300, 400, 4000.

6.11 Dược phẩm

  • Loại Carbowax sentry PEG đáp ứng được tiêu chuẩn dược phẩm của Mỹ (USP). Được dùng rộng rãi trong điều chế dược phẩm. Chất này có khả năng hoà tan tốt thuốc, ít độc, tan trong nước tốt.
  • PEG cũng hoà tan tốt các loại thuốc mỡ hoà tan trong nước, giúp sản phẩm dễ thoa lên da và thấm vào da ngay khi da bị ẩm ướt.

7.Bảo quản Polyethylene Glycol 400,400 (PEG 400,600)

  • Bảo quản nơi khô ráo.
  • PEG là loại chất hút ẩm, cần phảiloại bỏ độ ẩm, các phuy cần phải đóng kín lại sau mỗi lần mở ra sử dụng.
  • Nhiệt độ bảo quản không nên nhỏhơn nhiệt độ tan chảy.
  • Nếu các phuy đã đông lại nên gianhiệt nhẹ, nhiệt độ gia nhiệt không quá 700C.
  • PEG phải được bao phủ bằng Nitrogen, nếu được bảo quản trong các thùng gia nhiệt (60-700) đểngăn chặn chúng không tiếp xúc với không khí.
  • PEG ở dạng bột, bột mịn nên đượcbảo quản ở nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 300C, tránh ánh sáng mặt trời để tránh không bị đóng cục.
  • Thời gian bảo quản ít nhất hai năm trong bao bì kín.

 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO

Các loại Dung môi

 

DIOCTYL TEREPHTHALTE ( DOTP )





1. Mô tả DIOCTYL TEREPHTHALTE ( DOTP)

2. Đặc điểm của DIOCTYL TEREPHTHALTE ( DOTP )

3.Tính chất của DOTP

  • Di-Octyl Phthalate (DOPT) là một chất lỏng khan, trong suốt, gần như không màu, có mùi khó nhận biết được.
  • Có thể hòa tan trong các loại dung môi hữu cơ thông thường không tan trong nước.
  • Nó có thể trộn lẫn và tương hợp với các chất hoá dẻo đơn phân tử thường được dùng trong PVC.
  • Tỷ trọng: 0,986 ± 0,003g/ml
  • Độ nhớt ở 400C: 26 (g/cm3)- Màu: 30 APHA max
  • Chỉ số axit: 0,2 KOH mg/g max
  • Độ tinh khiết: 99,5% min, hàm lượng nước: 0,1% max

3. Ứng dụng của Dầu hóa dẻo DOTP

 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO

Phụ gia ngành sơn

Phụ gia

Các loại nhựa

Dung môi

Dầu hóa dẻo DOP





DẦU HOÁ DẺO DOP
(Xuất xứ Indonesia)
DOP,BIS (2- ETHYLHEXYL) PHTHALATE






Xuất xứ: Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan

Quy cách: 200 kgs/phuy

Tên thương mại là PALATINOL AH,

Tên hoá học là Dioctyl phthalate

Công thức hóa học là: C24H38O4,

I. Đặc tính của Dầu hóa dẻo DOP

  • Dioctyl phthalate (Viết tắt là DOP hay DEHP), là một loại Phthalate.
  • Dầu hóa dẻo DOP được đưa vào vật liệu nhằm giúp cải thiện độ dẻo, tăng khả năng làm việc và độ căng phồng cho vật liệu.
  • Không những thế, dầu hóa dẻo DOP còn có tác dụng làm giảm độ nhớt nóng chảy, giúp hạ nhiệt của vật liệu chuyển nhiệt độ sang trạng thái thấp hơn, modul đàn hồi của sản phẩm thấp hơn.
  • Do khả năng làm dứt gãy các mạch Cacbon trong liên kết của các hợp chất cao phân tử ở nhiệt độ cao.
  • Do tính chất phù hợp và chi phí thấp, DEHP được sử dụng rộng rãi như chất làm dẻo trong sản xuất các sản phẩm làm bằng PVC .

II. Tính chất của Dầu hóa dẻo DOP

  • Dầu hóa dẻo DOP là chất lỏng khan, không màu, trong suốt, có mùi khó nhận biết được tan trong các loại dung môi hữu cơ thông thường ( hầu như không tan trong nước).
  • Dầu hóa dẻo DOP là chất có thể hòa tan trong dầu và các loại dung môi hữu cơ thông thường, nhưng không thể hòa tan trong nước.
  • Với tính chất khó bay hơi, ổn định, cách điện tốt, độ dẻo cao, Dầu hóa dẻo DOP là lựa chọn hàng đầu trong công nghiệp hóa dẻo để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.

III. Đặc tính kỹ thuật của Dầu hóa dẻo DOP

  • Là chất lỏng khan, trong suốt, gần như không màu, có mùi khó nhận biết.
  • Tỷ trọng: 0,986 ± 0,003g/ml
  • Độ nhớt ở 400C: 26 (g/cm3)- Màu: 30 APHA max
  • Chỉ số axit: 0,2 KOH mg/g max
  • Độ tinh khiết: 99,5% min, hàm lượng nước: 0,1% max

IV. Ứng dụng của Dầu hóa dẻo DOP

  • Dùng làm chất hóa dẻo cho nhựa PVC. Tại ra các tính chất chung có lợi cho quá trình gia công và sử dụng.
  • Dùng làm chất hoá dẻo cho nhựa PVC.
  • Làm chất hoá dẻo và chất phân tán cho các loại sơn phủ cellulose, cellulose acetate butyrate.
  • Dùng trong dây cáp và dây điện:
  • Thường được sản xuất bằng ép đùn
  • Làm chất hoá dẻo và chất phân tán cho các loại sơn phủ cellulose, cellulose acetate butyrate.
  • Các phương pháp gia công màng PVC hóa dẻo đặc trưng gồm cán láng (như mái nhà) ép đùn khuôn kéo sợi và ép đùn – thổi màng (màng bao bì).
  • Thường dùng DOP trong quá trình tạo các loại màng tự dính.
  • Dùng trong dây cáp và dây điện: thường được sản xuất bằng ép đùn. Các lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của các loại dây cáp và dây điện là xây dựng, xe hơi và điên tử. PVC hóa dẻo dùng để cách ly, bao bên ngoài và cũng dùng làm chất độn bên trong cho các tấm chì lợp nhà.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO

Phụ gia ngành sơn

Phụ gia

Các loại nhựa

Dung môi



Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2023

Propylene glycol monomethyl ether acetate (PMA)



Xuất xứ: Singapore

Quy cách: 190 kgs

Propyleneglycol monomethyl ether acetate (PMA)

CTPT: CH3OCH2CH(CH3)OC(O)CH3– C6H12O3

Tài liệu kỹ thuật : CA( Dow) ; CA( HQ); CA(singapore)

CTPT : CH3OCH2CH(CH3)OC(O)CH3 – C6H12O3

Tên hoá học : Propylene glycol monomethyl ether-1,2- acetate; PGMEA; Methyl proxitol Acetate.MPA (shell); proxitol, Dowanol

PMA

1.Giới thiệu PMA

  • Hóa chất PMA là dung môi bay hơi trung bình, có mùi nhẹ, có khả năng hoà tan tốt nhiều loại nhựa và dyes.

2.Tính chất PMA

  • Hóa chất Propyleneglycol monomethyl ether acetate là một chất lỏng trong suốt, ít hút ẩm, có thể hoà tan với hầu hết các dung môi hữu cơ phổ biến, nhưng không hoàn toàn với nước.
  • Do có nhóm ether và ester nên PMA có các phản ứng đặc trưng của nhóm eter và ester và khả năng hoà tan tốt. Vì thế nó hoà tan nhiều loại nhựa tự nhiên, nhựa tổng hợp, waxe dầu mỡ.
  • Chất này thuỷ phân chậm trong nước, nhưng bị thuỷ phân hoàn toàn trong 8h ở môi trường kiềm.
  • Nhiệt độ sôi ở 1013mbar: 145-1470C
  • Tỷ trọng ở 20­0C : 0.965-0.97 g/cm3
  • Khối lượng phân tử : 132.16g/mol
  • Nhiệt độ đông đặc : <-750c br="">
    Tốc độ bay hơi (ether =1): 33
  • Độ hoà tan :
  • Khi cho PMA vào nước thì chỉ 22% trọng lượng PMA tan
  • Khi Nứơc vào PMA thì chỉ có 6% trọng lượng PMA tan
  • Khả năng hoà tan :
  • Hoà tan được : NC, chất hoá dẻo DOP,DBP
  • Không hoà tan được : PVC

3.Ứng dụng PMA

a.Coating :

  • Do khả năng hoà tan tốt nhiều loại nhựa và dye nên nó được dùng làm dung môi, chất cải thiện độ chảy và chất kết tụ trong coating
  • Sản phẩm này rất thích hợp cho sơn dùng Polyisocyanate.

b.Mực in:

  • Mực in lụa, in gravura và in flexo
  • Paste viết bi.

c.Các ứng dụng khác:

  •  Được sử dụng làm dầu đánh bóng cho các loại đồ gia dụng, pha chế màu nhuộm gỗ.
  •  Dung dịch dye và paste màu rất tốt nên dùng để in và nhuộm màu thuộc da và các loại vải sợi trong ngành  công nghiệp dệt may.
  • Dùng trong sản xuất keo dán

4. Môi trường PMA

  • Dung môi PMA ở điều kiện thường cả lỏng và hơi đều có thể dễ bắt cháy. Hơi của dung môi có thể lan đi xa trong không khí.
  • Nguy hiểm cháy nổ luôn ở mức cao nên cần lưu ý bảo quản kín.
  • Tránh xa ánh sáng mặt trời trực tiếp và giảm thiểu các nguồn nhiệt, tia lửa, hoặc ngọn lửa.
  • PMA ổn định trong điều kiện bảo quản được đề nghị. PMA không tương thích với acid mạnh và chất oxy hóa mạnh.

 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO

 




Thứ Năm, 12 tháng 10, 2023

NONYLPHENOL ETHOXYLATE (NP4)

    


Tên hóa học: NONYL PHENOL ETHOXYLATE NP4, NP4, NPE4

Công thức:   C9H19C6H4(OCH2CH2)nOH

Xuất xứ : Indo, Malay, Thai, China

Khối lượng : 210 kgs/phuy

1.Tính chất của NONYLPHENOL ETHOXYLATE (NP4):

  • Độ tinh khiết : > 99 %
  • Khối lượng riêng : 1.027 g/cm3 ( dung dịch ở 20oC)
  • Khả năng giặt tẩy tốt
  • Độ thấm ướt đáng chú ý
  • Khả năng hoà tan rộng
  • Khả năng tẩy rữa tốt
  • Dễ sử dụng
  • Mùi nhẹ

2.Khả năng hòa tan và tương hợp của NONYLPHENOL ETHOXYLATE (NP4):

  • Tan trong nước.
  • Tan trong dung môi chlor hóa và hầu hết các dung môi phân cực
  • Bền hoà học trong môi trường acid loãng, môi trường kiềm và muối
  • Có thể tương hợp với xà phòng, các loại chất hoạt động bề mặt phân ly và không phân ly khác, và nhiều dung môi hữu cơ.

3.Ứng dụng của NONYLPHENOL ETHOXYLATE (NP4):

  • Hoá chất tẩy rửa gia dụng và trong công nghiệp.
  • Chất phân tán.
  • Chất ổn định.
  • Tác nhân chống tạo bọt.
  • Chất tạo nhũ trong hoá nông.
  • Gia công kim loại.
  • Công nghệ Dệt.
  • Chế biến giấy, keo dán.
  • Công nghiệp nhựa.
  • Dầu nhớt bôi trơn.
  • Mỹ phẩm, dược phẩm,…

4. Phân loại:

  • NP: chỉ số mole trung bình của oxide ethylene được cho vào phản ứng
  • NP 4-6: chất nhủ hóa làm tăng khả năng hòa tan nước vào dung môi (dissolving water into solvent ) - NP7-9: chất nhủ hóa làm tăng khả năng thấm ướt ( hòa tan would make a good  wetting agent )
  • NP8 – 18: chất nhủ hóa làm tăng khả năng hòa tan dầu vào trong nước
  • Một mixen với phần đầu kị nước hoà tan trong dầu, trong khi phần ưa nước hướng ra phía ngoài

 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO

Các loại dung môi 

Phụ gia 

Chất tẩy rửa

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2023

TOLUENE

                                                   Toluene

CTPT: C7H8.

Tên khác: metylbenzen hay phenylmetan, Toluol, …

Xuất xứ: Đài Loan, Singapore

Đóng gói: 160 Kg/Phuy

1.Mô tả sản phẩm Toluene:

  • Toluen là một hợp chất hyđrocacbon thơm. Đây là một chất lỏng trong suốt, có mùi thơm nhẹ, không tan trong cồn, ether, acetone và hầu hết các dung môi hữu cơ khác, tan ít trong nước.
  • Toluen chủ yếu được dùng làm dung môi hòa tan nhiều loại vật liệu như sơn, mực in, chất hóa học, cao su, mực in, chất kết dính,…

Cấu tạo phân tử của Toluen 

Cấu tạo phân tử của Toluen như thế nào?

2.Tính chất của Acetone

2.1.Tính chất vật lý của Toluene 

  • Toluen là dang chất lỏng trong suốt mùi thơm nhẹ và không vị. Toluen có khả năng bay hơi lớn và dễ cháy, dễ bắt lửa.
  • Toluen không tan trong cồn, ether, acetone và các dung môi hữu cơ khác, tan ít trong nước.
  • Khối lượng phân tử của Toluen là 92.14 g/mol.
  • Tỷ trọng của Toluen là 0.8669 g/cm3.
  • Độ hoà tan trong nước của Toluen là 0,053 g/100 mL (20-25 °C).
  • Nhiệt độ nóng chảy của Toluen là −93 độ C.
  • Nhiệt độ sôi của Toluen là 110.6 độ C.
  • Nhiệt độ tới hạn của Toluen là 320 độ C.
  • Độ nhớt của Toluen là 0,590 cP ở 20 độ C.

2.2.Tính chất hóa học của Toluene 

Tính chất hóa học của Toluen như thế nào?
  • Toluen tham gia phản ứng với chất brom khan cho ra brom toluen và axit HBr

Br2 + C6H5CH3 → C6H5CH2Br + HBr

  • Toluen tham gia phản ứng với khí clo tạo thành diclometan và axit HCl trong điều kiện có sự xúc tác của ánh sáng.

Cl2 + C6H5CH3 → HCl + C6H5CH2Cl

  • Toluen tham gia phản ứng với nitro hóa tạo ra nitrotoluen và nước .
  • Toluen tham gia phản ứng cộng với H2 tạo ra metylxiclohexan.
  • Toluen tham gia phản ứng oxy hóa với nhóm metyl.

Tóm lại, Toluen là mang đầy đủ tính chất hóa học của nhóm hidrocacbon như dễ dàng tham gia phản ứng thế nhưng khó tham gia phản ứng cộng và bền vững với các chất oxi hóa.

3. Cách tinh chế Toluene

  • Có nhiều cách điều chế toluen như dùng CaCl2, CaH2, CaSO4, P2O5 hay natri để tách nước hoặc cho benzen tinh khiết tác dụng với CH3Cl để tạo ra toluene. Tuy nhiên cách này không hiệu quả vì benzen cũng là một dung môi khá tốn kém.
  • Hiện nay, người ta dùng phương pháp chưng cất dầu mỏ hoặc than đá để tạo ra dung môi toluen trong sản xuất công nghiệp, vừa tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên vừa sản xuất với số lượng lớn giảm thiểu chi phí sản xuất.

C6H6 + Cl2 →  C6H5Cl + HCl

C6H5Cl + CH3Cl + 2Na →  C7H8 + 2NaCl

C6H6 + CH3Cl-->C7H8 +HCl

4.Ứng dụng Toluene:

  • Toluen ứng dụng như là một dung môi hàng đầu của các ngành công nghiệp.
  • Toluen được dùng chủ yếu trong làm dung môi như dung môi pha sơn, chất pha loãng.
  • Toluen được dùng để sản xuất nhựa tổng hợp, sản xuất keo dán và các sản phẩm cùng loại, dùng trong keo dán cao su, xi măng cao su, …
  • Toluen được dùng làm chất cải thiện một vài chỉ số của xăng dầu, và làm chất mang phụ gia cho nhiên liệu.
  • Toluen cũng được ứng dụng vào sản xuất mỹ phẩm đặc biệt là nước hoa.
  • Ngoài ra, Toluen còn được ứng dụng như chất tẩy rửa, dùng để sản xuất thuốc nhuộm và điều chế thuốc nổ TNT cũng như sản xuất mực in.

5.Lưu ý khi sử dụng Toluene và biện pháp phòng ngừa:

5.1. Lưu ý khi sử dụng Toluene

  • Tiếp xúc với mắt và da sẽ gây nên tình trạng kích ứng. Nếu trong thời gian dài có thể gây nghiêm trọng.
  • Khi hít phải Toluen thì có thể gây đau đầu, ngủ gật, vô thức, ảnh hưởng đến trung tâm thần kinh, hỏng não và có thể gây chết.
  • Khi nuốt phải cực kỳ nguy hiểm có thể gây chết.
  • Ngoài ra, Toluen là chất lỏng dễ cháy có thể bay hơi và tạo thành hỗn hợp nổ.

5.2.Biện pháp phòng ngừa: 

  • Trang bị bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất.
  • Khi xảy ra sự cố tiếp xúc thì phải rửa bằng nhiều nước cho đến khi sự kích thích dịu đi.
  • Hóa chất Toluen công nghiệp phải để trong kho có mái che, tránh để những nơi có nhiệt độ quá cao trên 50°C , tránh những nơi dễ gây ra hỏa hoạn, cháy nổ.
  • Để hóa chất Toluen tránh xa tầm tay trẻ em.

CÔNG TY TNHH TMDV VĂN CAO

Cellosovle Acetate ( Chống mốc)

Butyl Acetate, Toluene, Methanol 

Butyl Acetate

Các loại dung môi


Sự khác nhau giữa Ethanol và Methanol

 


Ethanol và methanol là hai dạng cồn công nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Cả hai dạng cồn này đều được sản xuất theo phương pháp lên men hoặc chưng cất. Tuy nhiên, vẫn có đại đa số nhận thức rằng Ethanol và Methanol không có sự khác biệt, thậm chí là giống nhau.

I. Ethanol và Methanol

  • Ethanol được sản xuất từ nguyên liệu là tinh bột và đường. Trong khi đó, methanol là loại dung môi công nghiệp dùng để hòa tan các chất vô cơ, hữu cơ… và điều chế các loại hóa chất công nghiệp khác. Methanol thường được sản xuất từ các loại vật liệu có chứa cellulose. Loại cồn này có thể gây ngộ độc cho con người, thậm chí dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.
  • 0,1% là hàm lượng methanol tối đa được cho phép trong rượu uống, nhưng trên thực tế khi kiểm tra các mẫu rượu trên thị trường hiện nay thì hàm lượng methanol cao hơn mức này rất nhiều, đó là lý do tại sao xảy ra rất nhiều tình trạng ngộ độc rượu.

2. Cách phân biệt giữa Ethanol và Methanol

  • Ethanol và methanol là những hợp chất của rượu. Sự khác biệt chính giữa ethanol và methanol là ethanol tương đối ít độc hại hơn nên chúng ta có thể sử dụng nó trong đồ uống trong khi methanol độc hại và tuyệt đối không sử dụng methanol trong đồ uống.
  • Ngoài ra, methanol là rượu có cấu trúc hóa học đơn giản nhất trong họ rượu. Methanol có nhiệt độ sôi thấp hơn ethanol. Do đó, chúng ta có thể tách hai chất này bằng kỹ thuật chưng cất, khi trộn lẫn trong dung dịch.

2.1.Ethanol (CH3CH2OH)

  • Là rượu được sản xuất ra bằng cách lên men hoặc chưng cất các loại tinh bột và đường. Trong công nghiệp để sản xuất lượng lớn Ethanol người ta áp dụng phản ứng axit xúc tác hydrat với etilen. Ethanol là nguyên liệu chính cho các loại thức uống có cồn như bia, rượu, nước trái cây lên men…
  • Ethanol nếu có cách nhìn xác đáng, khi dùng ở lượng vừa đúng, vừa đủ sẽ không gây hại cho cơ thể, thậm chí đối với 1 số loại rượu còn tốt cho sức khỏe khi uống.

2.2.Methanol (CH3OH)

  • Methanol được sản xuất từ các loại vật liệu có chứa cellulose. Ứng dụng của Methanol chủ yếu trong các ngành công nghiệp, đóng vai trò như chất hòa tan các chất vô cơ hay hữu cơ. Methanol cũng được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ra các loại hóa chất khác.
  • Methanol hoàn toàn không tốt cho cơ thể, khi ngộ độc Methanol dù chỉ một lượng nhỏ cũng có thể gây tổn thương gan, thận cùng các cơ quan nội tạng khác.

2.3.Phân biệt qua bọt rượu

  • Rượu có chứa methanol khi lật ngược chai lại thường xuất hiện bọt rượu to hơn và bọt rượu sẽ đi theo chiều thẳng. Ethanol và methanol khi được hòa chung vào nhau nhằm mục đích để tăng độ rượu, tăng thể tích và mang lại lợi nhuận cao. Thường gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người, rất dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc rượu.

3. Vì sao giữa ethanol và methanol, hàm lượng methanol trong rượu lại bị lạm dụng nhiều hơn?

  • Ethanol và methanol đều là những chất ảnh hưởng tới sự kiểm soát các dây thần kinh, chi phối hô hấp, tuần hoàn của cơ thể. Sẽ rất nguy hiểm khi bạn uống phải rượu có hàm lượng methanol cao. Vậy vì sao người ta vẫn sản xuất ra loại rượu có chứa hàm lượng methanol cao?
  • Trong quá trình lên men rượu từ tinh bột có sản sinh ra các tạp chất, trong đó có cả Methanol. Khi chưng cất, các tạp chất bay hơi trước ethanol, và đặc thù của methanol có nhiệt độ sôi thấp hơn ethanol, vì vậy methanol sẽ được sản sinh ra trước và ra bình chứa sản phẩm trước. Vì vậy, nếu bỏ nước rượu đầu đi thì rượu lấy sau sẽ ít độc hại hơn.
  • Nhưng, do tiết kiệm và tận dụng nên những đơn vị sản xuất rượu nhỏ lẻ đã dùng nước rượu đầu để pha với các nước rượu sau, cho ra nhiều rượu và có độ rượu cao hơn. Chính vì vậy với những loại rượu rẻ tiền dễ gây hại cho người dùng do có chứa tạp chất và methanol. Nếu rượu được nấu xong và sử dụng luôn thì rất có hại cho cơ thể do vẫn tồn tại hàm lượng methanol khá lớn. Rượu mới chưng cất nên để ít nhất 1 năm trong điều kiện nhiệt độ hợp lý, để khử bớt methanol, như vậy mới đảm bảo độ an toàn khi sử dụng rượu.
  • Rượu được nấu từ đường sẽ đảm bảo chất lượng tốt hơn, tuy nhiên, các lò nấu rượu thủ công thường dùng mật mía cặn để chưng cất. Trong mật mía cặn có chứa nhiều vụn thân cây mía, đây chính là nguồn cellulose cho ra Methanol trong quá trình sản xuất rượu.
  • Ngoài ra người ta còn dùng men tàu hay một số loại cồn kém chất lượng để pha chế rượu Vodka. Các nhà sản xuất đường mía thường sản xuất cả cồn, trong đó có cả cồn kém chất lượng từ các loại nguyên liệu tận dụng (mật mía cặn, bã mía). Cồn kém chất lượng được dùng cho mục đích khác, nhưng người ta vẫn mua về để pha chế rượu. Đó là lý do tại sao rượu sản xuất tại các đơn vị nhỏ lẻ sẽ dễ gây ngộ độc đối với người dùng.
  • Trên đây là những kiến thức về 2 loại cồn công nghiệp Ethanol và Methanol mà Stromann muốn các bạn hiểu rõ về đặc tính và sự khác biệt của 2 loại cồn công nghiệp này.

    CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO

    Các loại dung môi

    Phụ gia

    Chất tẩy rửa

     

Dung môi Methanol

 

 Xuất xứ: Đài Loan, Ấn Độ

Quy cách:  163kgs
CTPT : CH3OH

Tên khác: methyl alcohol

                                            

1.Methanol

1.1. Mô tả Methanol

  • Methanol là chất lỏng trong suốt, không màu, tan hoàn toàn trong nước. Methanol là loại alcohol chính.Nó là một dung môi phân cực và cháy với ngọn lửa không phát sáng.
  • Methanol còn có các tên gọi khác như gọi là ancol metylic, alcohol gỗ, naphtha gỗ hay rượu mạnh gỗ.
  • Methanol tức rượu methyl, là một chất cồn, có dạng là một chất lỏng nhẹ, dễ bay hơi, không màu, dễ cháy, và khá độc, có mùi rất giống với mùi của ethanol nhưng nhẹ hơn.
  • Rất dễ cháy, khi cháy có ngọn lửa màu xanh và không có khói.
  • Hóa chất Methanol là đại điện đơn giản nhất của dãy đồng đẳng ancol no
  • Khối lượng riêng: 0,7918 g cm-3

1.2.Cấu tạo phân tử của methanol

Cấu tạo phân tử Methanol

2.Tính chất hóa học của METHANOL

  • Methanol là một chất lỏng phân cực và thường được sử dụng như một chất chống đông, dung môi, nhiên liệu, và làm biến tính ethanol.
  • CH3OH oxy hóa hoàn toàn sẽ tạo thành khí cacbonic và nước, oxy hóa không hoàn toàn sẽ tạo thành andehit formic

2 CH3OH + 3 O2 → 2 CO2 + 4 H2O

  • CH3OH tác dụng với kim loại sẽ tạo ra muối ancolat
  • CH3OH tác dụng với axit vô cơ sẽ tạo ra este
  • Uống nhầm có thể gây mù hoặc chết
  • Tiếp xúc với Methanol có thể gây viêm da, phát ban, vảy nến
  • Khi cháy tạp khói CO, CO2 hàm lượng cao, thậm chí có thể gây nổ (nhất là đối với các thùng kín bị nung nóng).
 3.Ứng dụng Methanol
  • Dùng methanol trong sản xuất nhựa Urea-formaldehyd và nhựa phenol-formadehyd. Những chất này là nguyên liệu cho ngành công nghiệp carton thô.
  • Methanol được dùng trong lacquer do có độ hoà tan và bay hơi tốt.
  • Dung môi Methanol là nhiên liệu cho ngành giao thông vận tải, tạo metyl tert- butyl ete để pha vào làm tăng tỉ số octan thay cho tetraetyl chì là chất gây ô nhiễm cho môi trường.
  •  Methanol là loại dung môi phổ biến sử dụng trong phòng thí nghiệm, đặc biệt dùng để chạy sắc ký lỏng, nâng cap HPLC, chaỵ phổ UV-VIS.
  • Methanol công nghiệp được dùng trong xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp.
  • Ứng dụng làm pin nhiên liệu cung cấp hydrogen
  • Sử dụng phổ biến trong sản xuất formalin, andehit formic và axit axetic,..
  • Methanol thường được dùng trong công nghiệp để làm chất chống đông lạnh, làm dung môi trong nước rửa kính xe, chất tẩy rửa sơn, mực in máy photo và làm nhiên liệu cho các bếp lò loại nhỏ…
  • Nó cũng được sử dụng để sản xuất diesel sinh học thông qua phản ứng xuyên este hóa.
  • Methanol có nhiệt độ bốc hơi thấp hơn rượu. Người làm rượu thường cho loại cồn khô này vào khi chưng cất, khi pha rượu (từ cồn) hay chế rượu thuốc để làm cho rượu chóng ra hơn, dậy mùi hơn, được gọi là “rượu biến tính”. Tuy nhiên đây là phương pháp vô cùng nguy hiểm và độc hại cho người uống.

4. Điều chế chất Methanol

ĐIỀU CHẾ CHẤT METHANOL
  • Methanol là hóa chất lỏng và là nguồn năng lượng bắt nguồn từ khí thiên nhiên, than, chất thải sinh học, và CO2.
  • Methanol là sản phẩm phụ của quá trình chưng cất rượu và là chất lỏng đầu tiên ngưng tụ khi rượu được nấu theo cách chưng cất truyền thống.
  • Sau đây là 2 phương trình điều chế methanol
    • CH4 + O2 –Cu(200C,100atm)--> CH3OH
    • CO + H2 –(xt.p.t0)--> CH3OH

 5. Độc tính của Methanol

ĐỘC TÍNH CỦA METHANOL
  • Đầu tiên phải kể đến đó chính sức khỏe của con người. Methanol dễ dàng được hấp thu qua ruột, da, phổi của người. Sau khi được đưa vào cơ thể, methanol sẽ đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 30 – 60 phút. Hóa chất này được phân bố rộng rãi vào các chất dịch của cơ thể với thể tích phân phối là 0,6 lít/kg, được chuyển hóa chậm và thất thường ở gan. Khoảng 3% lượng methanol đưa vào cơ thể được đào thải qua phổi hoặc đào thải nguyên vẹn không thay đổi qua nước tiểu. Bản thân của Methanol không mang nhiều độc tính.
  • Tuy nhiên, methanol khi đưa vào cơ thể chúng ta sẽ chuyển hóa methanol thành phóc-man-đê-hít (formaldehyde) và tiếp đến là axit pho-míc (formic acid) Nó sẽ phá vỡ chức năng tế bào, làm ngưng trệ khả năng chuyển hóa năng lượng, khiến năng lượng bị tích tụ mà không thể giải phóng, để rồi các tế bào nổ tung.
  • 10mL trộn vào đồ uống là đủ để gây ra mù vĩnh viễn
  • 30mL (1 ngụm) có thể gây chết người.

Như vậy, Hàm lượng nồng độ methanol cho phép trong rượu là bao nhiêu?

  • Về nguyên tắc, methanol có trong rượu ethylic (rượu uống) phải  thấp dưới mức 0,1%. Tuy nhiên, vì lợi nhuận nên người ta thường tạo ra các loại rượu trôi nổi có hàm lượng methanol trong rượu rất cao, dễ gây ngộ độc.

6.Lưu ý khi sử dụng Methanol

  • Tránh trực tiếp tiếp xúc cồn công nghiệp với các bộ phận trên cơ thể.
  • Khi tiếp xúc với hơi cồn công nghiệp phải đeo khẩu trang phù hợp.
  • Không được pha loãng với nước dùng làm rượu để uống.
  • Khi dính cồn công nghiệp vào mắt phải rửa ngay bằng nước sạch. Khi nuốt phải loại hóa chất này không cố gây nôn, uống ngay nước lọc và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Bảo quản nơi thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt.
  • Khi xảy ra sự cố cháy dùng bột, hóa chất khô, bọt CO2, phun sương mù. TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG NƯỚC CHỮA CHÁY

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO

Các loại dung môi

Phụ gia

Chất tẩy rửa

 

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2023

Xylene



 Xuất xứ: Hàn Quốc, Nhật, Thái Lan

Quy cách: 179kgs/phuy

CTPT: C6H4(CH3)2­

Tên : Xylol,dimethylbenzen

Tài liệu kỹ thuật : CA ; CA (mix xylene)

1.Mô tả Xylene

Dung môi này còn được gọi là Xylen. Xylen là 1 dẫn xuất của benzen và gồm có 3 đồng phân của Dimethylbenzen.

  • Xylene là chất dễ bay hơi có nghĩa là nó tan biến rất dễ dàng.
  • Xylene là hỗn hợp dung môi có ba đồng phân : ortho, meta và para xylene
  • Xylene là một chất lỏng trong suốt, không màu, độ bay hơi vừa. Nó có thể hoà tan với cồn, ether, dầu thực vậtvà hầu hết các dung môi hữu cơ khác nhưng khôngtan trong nước.
  • Xylene được dùng làm dung môi hoà tan nhựa tổnghợp, chất béo, sáp.

2.Độc tính của dung môi Xylene :

  • Khi so sánh với các dung môi như benzen thì xylene có độc tính ảnh hưởng lên con người là tương đối thấp. Độc tính của xylen được chuyển hóa và loại bỏ một cách hợp lý một cách nhanh chóng, cơ thể của bạn phân giải nó thành các chất khác và loại bỏ nó qua hệ thống bài tiết. Nó có xu hướng tồn tại lại lâu hơn trong các mô mỡ mặc dù nó cuối cùng là nó vẫn tiêu biến.
  • Độc tính thấp này là một lợi thế vì sử dụng dung môi xylene sẽ làm giảm nguy hiểm cho người lao động và người sử dụng khác khi so sánh với các dung môi độc hại hơn như benzen.

3.Cấu tạo hóa học của dung môi Xylene

  • Xylene là một hydrocarbon chỉ bao gồm carbon và hydro và giống như các hydrocacbon khác nó không hoà tan tốt trong nước. Tuy nhiên, phù hợp với quy luật chung của ngón tay cái, dung môi xylene là rất tốt tại giải thể các hợp chất dầu khác có kém tan trong nước. Điều này làm cho nó trở thành một dung môi tốt cho hydrocarbon và nhiều hợp chất kỵ nước hoặc không tan trong nước như mỡ và thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ khác nhau.

4.Nhược điểm của Xylene

  • Mặc dù mức độ nguy hiểm được giới hạn bởi khả năng bay hơi và phân hủy sinh học một cách nhanh chóng nhưng dung môi Xylene vẫn có độc tính từ vừa phải đến mức cao đối với nhiều loài thủy sinh nên vẫn ẩn chứa nguy cơ tiềm tàng, có thể gây ra thiệt hại.
  • Ngoài ra tính dễ cháy của nó cũng đặt ra một mối nguy hiểm, khi tiếp xúc với nguồn nhiệt hoặc tia lửa có thể gây cháy hoặc nổ.
  • Một lần nữa, đối với tính tan, trong khi ưu điểm là phân giải hydrocarbon nhưng nhược điểm là tại hòa tan các muối hoặc các hợp chất hòa tan trong nước. Nói chung là cần phải được hòa tan trong nước hoặc dung môi khác tương tự để thay thế.

5.Ứng dụng của dung môi Xylene

a.Sản xuất sơn và nhựa :

  • Dùng Xylene làm dung môi cho sơn bề mặt vì nó có tốc độ bay hơi chậm hơn Toluene. Khả năng hoà tan tốt. Nó được dùng trong tráng men, sơn mài, sơn tàu biển, các loại sơn bảo vệ khác. Dùng trong sản xuất nhựa alkyd

b.Thuốc trừ sâu :

  • Xylene được sử dụng làm chất mang trong sản xuất thuốc trừ sâu hoá học.

c.Mực in : 

  • Xylene dùng làm dung môi cho mực in vì nó có độ hoà tan cao.

d.Keo dán : 

  • Xylene được dùng trong sản xuấtkeo dán như keo dán cao su.
  • Mix xylene là hỗn hợp của xilen với các hợp chất có vòng bezen .Trong Mix xylene có chứa :Benzen, toluene, ethyl benzen, các hợp chất vòng và các đồng phân Ortho, para ,meta xylene.

6. Dung môi Xylene được sản xuất bằng cách nào?

Trong tự nhiên, Xylen chỉ tồn tại trong dầu thô với hàm lượng khác nhau, tùy thuộc vào khu vực chứa dầu cũng như thời gian dầu thô được hình thành và tồn tại.

6.1. Hàm lượng Hydrocabon thơm trong các loại dầu mỏ

% Khối lượngLibiVịnh LouisianaĐông TexasVenezuenaNegiriaIran
Hydrocacbon C80.560.51.11.11.471.05
Hydrocacbon C6- C81.01.11.791.852.51.8

Tuy nhiên, việc lấy Xylen từ tự nhiện không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong công nghiệp, Xylen được sản xuất chủ yếu từ dầu mỏ bằng một số quá trình như:

6.2. Quá trình Reforming xúc tác Pt, Re

  • Xylene chủ yếu được tách từ sản phẩm của quá trình reforming xúc tác, với nguyên liệu đầu vào thường là phân đoạn napthta.
  • Nguyên liệu trước khi đưa vào sử dụng phải loại bỏ tạp chất lưu huỳnh do lưu huỳnh sẽ tác dụng với hai chất xúc tác Pt và Re cần cho quá trình reforming.
  • Naphtha thu được từ quá trình chưng dầu naphtenic có thành phần giàu naphthen, là lựa chọn tốt nhất cho việc tạo ra Xylen từ quá trình reforming. Hiệu suất C8H10 thu được cũng phụ thuộc vào khoảng nhiệt độ sôi của naphta với mức nhiệt tốt nhất là từ 106- 160oC.

6.3. Quá trình Cracking hơi nước hay xăng nhiệt phân

  • Xăng nhiệt phân có chứa hàm lượng các đồng phân của Xylene khá lớn, chúng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào và điều kiện nhiệt phân xăng. Xylen được tạo ra từ quá trình xăng nhiệt phân là sản phẩm phụ được tạo ra từ việc điều chế etylen và propen. Để tăng hàm lượng Xylen cần gia tăng nhiệt độ, tăng lượng hơi cấp vào. Tuy nhiên, việc này sẽ làm giảm khá nhiều lượng xăng nhiệt phân thu được.

6.4. Quá trình Cyclar chuyển hóa Hydrocacbon

  • Chuyển hóa hỗn hợp propan và butan có xúc tác. Thành phần chất lỏng chiếm 92% khối lượng BTX, 7- 8% hydrocacbon thơm C9 và C10. Lượng C8H10 thu được đạt khoảng 15% trọng lượng nguyên liệu ban đầu dùng cho sản xuất.
  • Ngoài dầu mỏ, người ta cũng có thể dùng than đá làm nguyên liệu để sản xuất Xylen. Quá trình methyl hóa toluene và benzene chuyển hóa parafin trong than đá thành các dehydrocyclodimeriztion hay chính là các hợp chất thơm. Quá trình Carbonil than đá này sẽ tạo ra C8H10.

7.Bảo quản, cất giữ dung môi Xylene đúng cách

  • Do dung môi Xylen là chất lỏng dễ cháy nên khi cất giữ, các thùng chứa phải tuyệt đối tránh xa nguồn khí nóng, lửa, điện, khu vực có nhiệt độ cao trên 50oC.
  • Kho chứa phải có mái che mát, các thiết bị kiểm soát nhiệt độ; thoáng khí hoặc có hệ thống thông hơi phù hợp, tránh nguy cơ nén hơi. Không được hút thuốc trong kho xưởng.
  • Các nhà kho cần được trang bị hệ thống chữa cháy nổ theo đúng quy định.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em và tránh xa khu dân cư.
  • Các thùng chứa phải có nắp đậy kín.

8. Lưu ý khi làm việc với dung môi Xylene

Sử dụng quần áo, dụng cụ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với Xylen:

  • Mang kính mắt bảo vệ, khẩu trang, tay mang găng tay dài bằng cao su Nitril, PVC.
  • Chân mang giày hoặc ủng.
  • Nếu hơi Xylen thoát ra nhiều, khu vực làm việc thiếu sự thoáng khí, nên sử dụng bộ dưỡng khí hoặc nén khi.

9. Biện pháp xử lý sự cố do C8H10 gây ra

9.1. Trường hợp rò rỉ Xylene ra môi trường

  • Khi xylen bị rò rỉ cần tuyệt đối không sử dụng các thiết bị điện để tránh trường hợp phóng điện phát nổ.
  • Nếu quanh khu vực bị rò rỉ hóa chất cần lập tức dập tắt ngay, di rời các thiết bij, vật dụng có khả năng gây cháy nổ ra khỏi khu vực.
  • Sơ tán mọi người khỏi khu vực, làm thông thoáng không khí tại nơi có C8H10 rò rỉ.
  • Dùng cát hoặc đất để phủ lên chất lỏng tràn ra, chờ chi đến khi chúng được hấp thụ hết thì thu lại, cất trong thùng chứa có ghi nhãn. Chuyển đến khu vực khác để tái sử dụng. Nếu như lượng Xylene rò rỉ quá nhiều thì cần cho vào các thùng cứu hộ chuyên dụng.

9.2. Trường hợp xảy ra hỏa hoạn

  • Sử dụng đất cát, cacbondioxide, bột hóa học khô đối với những đám cháy nhỏ.
  • Vỡi những đám cháy lớn, sử dụng nhữa xốp thấm nước để dập lửa.
  • Tuyệt đối không sử dụng vòi phun nước để dập cháy, tránh trường hợp Xylen lan rộng, thấm vào nước và gây nổ.

9.3. Trường hợp cơ thể tiếp xúc trực tiếp với dung môi Xylene

  • Trường hợp bắn lên người, tiếp xúc với da: Cần cởi bỏ quần áo bị dính hóa chất ngay lập tức dùng nước sạch để rửa vùng da dính hóa chất, hoặc xà phòng nếu có.
  • Trương hợp bắn lên mắt : Ngay lập tức rửa mắt với nước sạch, đưa đến gặp bác sỹ nếu xảy ra triệu chứng như bị viêm hoặc nhiễm độc.
  • Trường hợp hít phải hơi C8H10: Di chuyển nạn nhân tới khu vực thoáng khí, tiến hành hô hấp nhân tạo trước khi đưa đến cơ sở y tế gần nhất nếu nạn nhân ngừng thở.
  • Trường hợp nuốt nhầm dung môi C8H10: Kích thích cho nạn nhân nôn ra ngay, đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO

Chất tải lạnh

Hóa chất ngành nhựa

Hóa chất ngành sơn

Monoethylene glycol (M.E.G)

Cellosovle Acetate ( Chống mốc)

Butyl Acetate, Toluene, Methanol 

Các loại dung môi

 

 

SOLVENT 3040

Solvent 3040 
Solvent 3040

1. Tên sản phẩmHóa chất Solvent 3040:

  • CAS No: 64742-82-1

2. Công thức phân tử của Solvent 3040:

  • Tên hóa học: naphtha (petroleum) hydrosulfurized heavy
  • Từ đồng nghĩa: Pegasol 3040, WS200, Mineral spirits, White Spirits
  • Thành phần: Hydrocarbon mixed of aromatic, paraffinic and naphthenic.

3. Ứng dụng của Solvent 3040:

  • Nguyên liệu được sử dụng trong khai thác, làm sạch, tẩy dầu mỡ.
  • Dung môi cho các loại nhựa, sơn, mỏng hơn.

4.Tính chất vật lý và hóa học của Solvent 3040:

  • Màu sắc: chất lỏng không màu.
  • Mùi: vị ngọt.
  • Điểm sôi (oc): 152-200 º c
  • Điểm nóng chảy (oc): không có dữ liệu có sẵn.
  • Áp lực hơi (kpa): 400 pa ở 20 o c 1500 pa @ 50 º c
  • Tỷ trọng: 0,766-0,786 @ 20 º c (astm d4052)
  • Tỷ trọng (g / cm 3): 0,765-0,785 @ 20 º c (astm d4052)
  • Tỷ trọng hơi:> 1 @ 20 º c (không khí = 1)
  • Độ hòa tan trong nước: không tan.
  • Bay hơi rate: 0.16 (n-butyl acetate = 1)
  • Giá trị ph: không có dữ liệu có sẵn.

5. Cảnh báo nguy hiểm đối với Solvent 3040:

  • Chất lỏng hơi rất dễ cháy.
  • Gây dị ứng da.
  • Có thể gây tử vong nếu nuốt phải và đi vào đường hô hấp.
  • Có thể gây buồn ngủ hoặc chóng mặt.
  • Độc hại đối với sinh vật thủy sinh với tác dụng lâu dài.
  • Có thể gây tổn hại cho thai nhi. Nghi ngờ khả năng sinh sản gây thiệt hại

6. Biện pháp phòng ngừa khi sử dụng Solvent 3040:

  • Tránh xa sức nóng / tia lửa / lửa / bề mặt nóng. - không hút thuốc.
  • Tránh hít bụi / khói / khí / sương / hơi / phun.
  • Tránh thải ra môi trường.
  • Nếu nuốt: gọi bác sĩ / bác sĩ. Không được nôn mửa.
  • Nếu vào mắt: rửa sạch một cách thận trọng với nước khoảng 15 phút.
  • Nếu dính lê da/ cởi ngay lập tức tất cả quần áo bị ô nhiễm. Rửa sạch da bằng nước / vòi sen.
  • Tránh tiếp xúc với da, mắt và quần áo.
  • Không hít hơi.
  • Dập tắt mọi ngọn lửa trần.
  • Loại bỏ nguồn lửa.
  • Tránh các tia lửa.
  • Không hút thuốc.
  • Hơi nặng hơn không khí lan rộng trên mặt đất và có thể bắt cháy từ xa.
  • Đảm bảo nguồn điện liên tục bằng cách bọc và nối đất (tiếp đất) tất cả các thiết bị.
  • Không sử dụng khí nén để đổ đầy, thải ra hay xử lý các hoạt động.
  • Xử lý và container mở với việc chăm sóc trong khu vực thông thoáng.
  • Không được đổ vào cống rãnh.

7. Lưu trữ và bảo quản Solvent 3040:

  • Hóa chất Solvent 3040 phải được lưu trữ che chắn khu vực thông gió tốt, tránh xa ánh sáng mặt trời, các nguồn gây cháy và các nguồn nhiệt khác.
  • Số lượng lớn bể chứa phải được che chắn thật kỹ.
  • Tránh xa bình xịt, chất cháy, chất oxy hóa, các chất ăn mòn.
  • Nhiệt độ lưu trữ: bằng môi trường xung quanh.

 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO

Các loại dung môi

Dung môi cho ngành nhựa

Dung môi cho ngành sơn

Dung môi cho ngành sợi

Phụ gia

 

 

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2023

Toluene Diisocyanate (TDI)

  

  • Tên sản phẩm: Toluene Diisocyanate (TDI)
  • Tên thương mại: LUPRANATE T-80
  • Tên Khác: Methyl phenylene diisocyanate
  •  CTPT: C9H6N2O2
  • Quy cách: 250KG/PHUY
  • Xuất xứ: Hàn Quốc (BASF), Nhật Bản

I. Mô tả Toluene Diisocyanate (TDI) 

  • Toluene diisocyanate là chất lỏng không màu, mùi hăng sốc
  • Toluene diisocyanate (TDI)- LUPRANATE T-80 là chất lỏng trong suốt có độ nhớt thấp ở nhiệt độ phòng. TDI không hòa tan trong nước. Nó có thể trộn lẫn với rượu, diglycol, ete monoethyl, ether, axeton, cacbon tetrachloride, benzene, chlorobenzene, dầu hỏa và dầu ô liu.

II. Tính chất Toluene Diisocyanate (TDI)

  • Công thức phân tử: C9H6N2O2
  • Khối lượng phần tử: 174,2 g / mol
  • Dạng: Chất lỏng không màu
  • Mùi: đặc trưng
  • Tỉ trọng: 1.214 g/cm3
  • Độ nóng chảy: 21,8 ° C (71,2 ° F; 294,9 K)
  • Điểm sôi: 251 ° C (484 ° F; 524 K)
  • Áp suất hơi: 0,01 mmHg (25 ° C)
  • TDI thường được bán dưới dạng hỗn hợp 80/20 và 65/35 của đồng phân 2,4 và 2,6 tương ứng.

    Bảng so sánh các chỉ tiêu của hóa chất TDI

    Chỉ tiêuTDI 80/20TDI 65/35TDI 100
    Độ tinh khiết (%)≥ 99,5≥ 99,5≥ 99,5
    Tỷ số đồng vị (2,4 /2,6)80,0 /20,0 ± 1,065 ± 299
    Hydrolysis chlorine (%)≤ 0,01≤ 0,01≤ 0,01
    Độ axit (như HCL) (%)≤ 0,004≤ 0,004≤ 0.002
    Màu (Hazen)≤ 25≤ 20≤ 20

III. Ứng dụng Toluene Diisocyanate (TDI)

Ứng dụng nhiều nhất của Toluene Diisocyanate (TDI) là kết hợp với Polyol (Excenol 3031) và MC (Methylene Chloride) để sản xuất mút xốp, PU foam.

  • TDI được sản xuất trên quy mô lớn, chiếm 34,1% thị trường isocyanate toàn cầu vào năm 2000, Khoảng 1,4 tỷ kg được sản xuất vào năm 2000.
  • TDI 80/20 được sử dụng trong sản xuất polyurethane, bọt và polyurethane khác bao gồm elastomers, da tổng hợp, vải tráng, sơn và keo.
  • TDI 65/35 chủ yếu được sử dụng cho xốp Polyester, chất bảo dưỡng và xốp thông thường.
  • TDI 100 là nguyên liệu quan trọng để sản xuất elastomer castable (CPU)
  • Toluene diisocyanate (TDI) là một hợp chất hóa học được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm như sơn, keo dán, bọt đệm, giấy bạc, vải dệt kim và các sản phẩm polyurethane khác.

Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể của Toluene Diisocyanate (TDI)

  • Sản xuất polyurethane: TDI được sử dụng để sản xuất polyurethane, một loại vật liệu đa dụng được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm các sản phẩm bọt đệm, đệm ghế, gối, nệm, miếng lót sàn, đệm tai nghe và giày dép.
  • Sản xuất sơn và keo dán: TDI được sử dụng để sản xuất sơn và keo dán, đặc biệt là trong các ứng dụng công nghiệp như sơn phủ, sơn lót và keo dán công nghiệp.
  • Sản xuất vải dệt kim: TDI được sử dụng để sản xuất vải dệt kim chống cháy và chống ẩm, đặc biệt là trong các ứng dụng đòi hỏi tính năng chống cháy cao như rèm cửa, giường ngủ và quần áo bảo hộ.
  • Sản xuất giấy bạc: TDI được sử dụng để sản xuất giấy bạc, đặc biệt là trong các ứng dụng in ấn và sản xuất bao bì.
  • Sản xuất chất chống cháy: TDI được sử dụng để sản xuất các chất chống cháy, đặc biệt là trong các ứng dụng như tấm chống cháy và vật liệu xây dựng có tính năng chống cháy.
  • Sản xuất chất kháng nước: TDI cũng được sử dụng để sản xuất các chất kháng nước và chất phủ bề mặt, đặc biệt là trong các ứng dụng chống thấm và chống ẩm.
  • Sản xuất các sản phẩm điện tử: TDI được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm điện tử như bàn phím, ốp lưng điện thoại và các sản phẩm khác vì tính năng cách điện của nó.
  • Sản xuất các sản phẩm bảo vệ cá nhân: TDI được sử dụng để sản xuất các sản phẩm bảo vệ cá nhân như găng tay, kính bảo hộ và các sản phẩm khác, đặc biệt là trong các ứng dụng công nghiệp và y tế.

IV. Bảo quản Toluene Diisocyanate (TDI)

  • Toluene Diisocyanate (TDI) nhạy cảm với hơi nước và nhiệt.
  • Hóa chất TDI nên được bảo quản ở nhiệt độ 15 - 300 °C và không tiếp xúc với độ ẩm không khí.