FF Dung môi Methanol ~ Vancaochem

Trang chủ

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2023

Dung môi Methanol

 

 Xuất xứ: Đài Loan, Ấn Độ

Quy cách:  163kgs
CTPT : CH3OH

Tên khác: methyl alcohol

                                            

1.Methanol

1.1. Mô tả Methanol

  • Methanol là chất lỏng trong suốt, không màu, tan hoàn toàn trong nước. Methanol là loại alcohol chính.Nó là một dung môi phân cực và cháy với ngọn lửa không phát sáng.
  • Methanol còn có các tên gọi khác như gọi là ancol metylic, alcohol gỗ, naphtha gỗ hay rượu mạnh gỗ.
  • Methanol tức rượu methyl, là một chất cồn, có dạng là một chất lỏng nhẹ, dễ bay hơi, không màu, dễ cháy, và khá độc, có mùi rất giống với mùi của ethanol nhưng nhẹ hơn.
  • Rất dễ cháy, khi cháy có ngọn lửa màu xanh và không có khói.
  • Hóa chất Methanol là đại điện đơn giản nhất của dãy đồng đẳng ancol no
  • Khối lượng riêng: 0,7918 g cm-3

1.2.Cấu tạo phân tử của methanol

Cấu tạo phân tử Methanol

2.Tính chất hóa học của METHANOL

  • Methanol là một chất lỏng phân cực và thường được sử dụng như một chất chống đông, dung môi, nhiên liệu, và làm biến tính ethanol.
  • CH3OH oxy hóa hoàn toàn sẽ tạo thành khí cacbonic và nước, oxy hóa không hoàn toàn sẽ tạo thành andehit formic

2 CH3OH + 3 O2 → 2 CO2 + 4 H2O

  • CH3OH tác dụng với kim loại sẽ tạo ra muối ancolat
  • CH3OH tác dụng với axit vô cơ sẽ tạo ra este
  • Uống nhầm có thể gây mù hoặc chết
  • Tiếp xúc với Methanol có thể gây viêm da, phát ban, vảy nến
  • Khi cháy tạp khói CO, CO2 hàm lượng cao, thậm chí có thể gây nổ (nhất là đối với các thùng kín bị nung nóng).
 3.Ứng dụng Methanol
  • Dùng methanol trong sản xuất nhựa Urea-formaldehyd và nhựa phenol-formadehyd. Những chất này là nguyên liệu cho ngành công nghiệp carton thô.
  • Methanol được dùng trong lacquer do có độ hoà tan và bay hơi tốt.
  • Dung môi Methanol là nhiên liệu cho ngành giao thông vận tải, tạo metyl tert- butyl ete để pha vào làm tăng tỉ số octan thay cho tetraetyl chì là chất gây ô nhiễm cho môi trường.
  •  Methanol là loại dung môi phổ biến sử dụng trong phòng thí nghiệm, đặc biệt dùng để chạy sắc ký lỏng, nâng cap HPLC, chaỵ phổ UV-VIS.
  • Methanol công nghiệp được dùng trong xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp.
  • Ứng dụng làm pin nhiên liệu cung cấp hydrogen
  • Sử dụng phổ biến trong sản xuất formalin, andehit formic và axit axetic,..
  • Methanol thường được dùng trong công nghiệp để làm chất chống đông lạnh, làm dung môi trong nước rửa kính xe, chất tẩy rửa sơn, mực in máy photo và làm nhiên liệu cho các bếp lò loại nhỏ…
  • Nó cũng được sử dụng để sản xuất diesel sinh học thông qua phản ứng xuyên este hóa.
  • Methanol có nhiệt độ bốc hơi thấp hơn rượu. Người làm rượu thường cho loại cồn khô này vào khi chưng cất, khi pha rượu (từ cồn) hay chế rượu thuốc để làm cho rượu chóng ra hơn, dậy mùi hơn, được gọi là “rượu biến tính”. Tuy nhiên đây là phương pháp vô cùng nguy hiểm và độc hại cho người uống.

4. Điều chế chất Methanol

ĐIỀU CHẾ CHẤT METHANOL
  • Methanol là hóa chất lỏng và là nguồn năng lượng bắt nguồn từ khí thiên nhiên, than, chất thải sinh học, và CO2.
  • Methanol là sản phẩm phụ của quá trình chưng cất rượu và là chất lỏng đầu tiên ngưng tụ khi rượu được nấu theo cách chưng cất truyền thống.
  • Sau đây là 2 phương trình điều chế methanol
    • CH4 + O2 –Cu(200C,100atm)--> CH3OH
    • CO + H2 –(xt.p.t0)--> CH3OH

 5. Độc tính của Methanol

ĐỘC TÍNH CỦA METHANOL
  • Đầu tiên phải kể đến đó chính sức khỏe của con người. Methanol dễ dàng được hấp thu qua ruột, da, phổi của người. Sau khi được đưa vào cơ thể, methanol sẽ đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 30 – 60 phút. Hóa chất này được phân bố rộng rãi vào các chất dịch của cơ thể với thể tích phân phối là 0,6 lít/kg, được chuyển hóa chậm và thất thường ở gan. Khoảng 3% lượng methanol đưa vào cơ thể được đào thải qua phổi hoặc đào thải nguyên vẹn không thay đổi qua nước tiểu. Bản thân của Methanol không mang nhiều độc tính.
  • Tuy nhiên, methanol khi đưa vào cơ thể chúng ta sẽ chuyển hóa methanol thành phóc-man-đê-hít (formaldehyde) và tiếp đến là axit pho-míc (formic acid) Nó sẽ phá vỡ chức năng tế bào, làm ngưng trệ khả năng chuyển hóa năng lượng, khiến năng lượng bị tích tụ mà không thể giải phóng, để rồi các tế bào nổ tung.
  • 10mL trộn vào đồ uống là đủ để gây ra mù vĩnh viễn
  • 30mL (1 ngụm) có thể gây chết người.

Như vậy, Hàm lượng nồng độ methanol cho phép trong rượu là bao nhiêu?

  • Về nguyên tắc, methanol có trong rượu ethylic (rượu uống) phải  thấp dưới mức 0,1%. Tuy nhiên, vì lợi nhuận nên người ta thường tạo ra các loại rượu trôi nổi có hàm lượng methanol trong rượu rất cao, dễ gây ngộ độc.

6.Lưu ý khi sử dụng Methanol

  • Tránh trực tiếp tiếp xúc cồn công nghiệp với các bộ phận trên cơ thể.
  • Khi tiếp xúc với hơi cồn công nghiệp phải đeo khẩu trang phù hợp.
  • Không được pha loãng với nước dùng làm rượu để uống.
  • Khi dính cồn công nghiệp vào mắt phải rửa ngay bằng nước sạch. Khi nuốt phải loại hóa chất này không cố gây nôn, uống ngay nước lọc và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Bảo quản nơi thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt.
  • Khi xảy ra sự cố cháy dùng bột, hóa chất khô, bọt CO2, phun sương mù. TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG NƯỚC CHỮA CHÁY

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VĂN CAO

Các loại dung môi

Phụ gia

Chất tẩy rửa

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét