FF Lưu ý khi sử dụng đối với Ethylene ~ Vancaochem

Trang chủ

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Lưu ý khi sử dụng đối với Ethylene

Ứng dụng của Ethylene        
    Ứng dụng của Ethylene


Ethylen được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: trong đúc thổi, ép phun, trong dệt, nhựa. PET cho chai và màng polyester. Trong ngành xây dựng. Trong ngành sản xuất cao su. Làm dẫn xuất,trong ngành hóa dầu .v.v. Tuy nhiên cần phải lưu ý khi sử dụng Ethylene. Cụ thể một số lưu ý sau:

I.Các mối nguy hiểm đến từ Ethylene

  • Mối nguy hiểm chính: Tất cả các thiết bị chứa khí để vận chuyển đều là bình chứa có áp suất cao. Tính chất của Ethylene là tính dễ cháy. Dễ gây ngạt do làm suy giảm giảm hàm lượng oxy.
  • Tác dụng đến sức khỏe: Việc hít phải kéo dài nồng độ Ethylene với mức độ đáng kể dẫn đến mất nhận thứ. Gây mê nhẹ, gây mê sâu hiếm khi xảy ra. Gây tử vong khi hít phải nếu khí được chứa gây ngạt. Tiếp xúc trực tiếp với dạng lỏng có thể gây tê và đông lạnh ở các mô bị phơi nhiễm.
  • Nguy hiểm sinh học: Chưa từng ghi nhận ảnh hưởng gây hại bởi Ethylene trong các hệ thống cơ quan. Việc thở ra giúp loại bỏ phần lớn Ethylene trong vòng vài phút hoặc cũng có thể bị bão hòa hoàn toàn bởi chất béo trong cơ thể mất vài giờ.
  • Hơi thở: Tác động ảnh hưởng của Ethylene đến quá trình thở là do thiếu oxy. Các biểu hiện: thở nhanh, giảm tỉnh táo, suy giảm cơ bắp, suy nhược, mất cảm giác, bất ổn cảm xúc và mệt mỏi. Khi ngạt thở tiến triển, buồn nôn, suy nhược và mất ý thức có thể xảy ra, cuối cùng dẫn đến co giật, hôn mê và tử vong.
  • Tiếp xúc với mắt: Tiếp xúc với chất lỏng bay hơi có thể gây đông lạnh mô. Chưa có ghi nhận nào về tác động với mắt theo phương pháp khác.
  • Tiếp xúc với da: Tiếp xúc với chất lỏng bốc hơi nhanh có thể gây ra tình trạng bỏng lạnh.
  • Tính chất cháy: Là loại khí rất dễ cháy, do thường chứa trong các bình chứa có áp lực cao nên rất nguy hiểm khi xảy rò rỉ.

II.Sơ cứu khi xảy ra rủi ro với Ethylene:

  • Cần chăm sóc y tế nhanh chóng trong mọi trường hợp phơi nhiễm quá mức với Ethylene. Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực ô nhiễm, đến một khu vực không bị ô nhiễm và hít thở không khí trong lành. Sự chăm sóc y tế là cần thiết và ưu tiên thiết bị hỗ trợ thở trong trường hợp này. Nếu hơi thở ngừng hoạt động cần hồi sức nhân tạo và oxy bổ sung. Giữ ấm cho bệnh nhân và duy trì không gian yên tĩnh.
  • Trường hợp tác động đến mắt: Trong trường hợp bỏng do chất lỏng bay hơi cần đưa nạn nhân ra khỏi nguồn ô nhiễm. Cần chú ý không bôi thuốc mỡ hoặc dầu vào mắt mà không có sự tư vấn y tế. Không rửa mắt bằng nước nóng. Hoặc thậm chí là nước ấm. Mở mí mắt rộng để cho chất lỏng bay hơi. Nếu có đau mắt cần đưa nạn nhân đến bác sĩ. Nếu bệnh nhân không thể chịu được ánh sáng cần quấn băng nhẹ để hạn chế ánh sáng và bảo vệ mắt.
  • Trường hợp do tiếp xúc với da: Đối với tiếp xúc với da hoặc tê cóng, đưa nạn nhân đến khu vực có nước ấm, không sử dụng nước nóng. Ngay lập tức đưa bệnh nhân đến gặp bác sỹ nếu “bỏng” đông lạnh đã dẫn đến phồng rộp bề mặt da hoặc đóng băng mô sâu.

III.Đối với trường hợp cháy bởi khí ethylene:

  • Vật liệu chữa cháy: Cacbondioxide, hóa chất khô, phun nước.
  • Các mối nguy hiểm từ cháy Ethylene: Rất dễ cháy. Có thể tạo thành hỗn hợp khí nổ với không khí. Gây ngạt thở.
  • Công việc cần làm: Nếu có thể, tắt dòng khí tại nguồn. Di tản khu vực. Đăng cảnh báo để ngăn chặn tiếp cận với ngọn lửa. Sử dụng nước giữ mát tất cả các thiết bị chứa Ethylene. Sử dụng giữ mát cả thiết bị nén các loại khí khác trong vùng lân cận của ngọn lửa.
  • Trang phục bảo hộ cần thiết phải có thiết bị hỗ trợ thở. Có găng tay và giày bảo hộ.
  • Những phòng ngừa về môi trường: Khi khí nhẹ hơn không khí. Đảm bảo rằng nó không bị mắc kẹt trong không gian hạn chế do điều này có thể dẫn đến sự hình thành hỗn hợp khí tạo ra khí dễ nổ. Thông gió tất cả các không gian hạn chế bằng cách sử dụng các thiết bị thông gió nếu cần. Đảm bảo rằng tất cả các thiết bị chạy bằng điện sử dụng vật liệu chống lại sự tạo ra ngọn lửa.

IV.Các biện pháp giảm thiểu tai nạn:

  • Phòng ngừa cá nhân: Vì Ethylene là một chất gây ngạt và dễ bắt lửa nên được thực hiện khi đi vào các chỗ kín, nơi rò rỉ đã xảy ra không được mang theo bất kỳ thiết bị nào dễ cháy hoặc có thể phát sinh ngọn lửa.
  • Phòng ngừa môi trường: Ethylene không gây nguy hiểm cho môi trường. Tuy nhiên có thể tạo thành hỗn hợp khí gây nổ khi rò rỉ xảy ra. Cần chú ý loại bỏ tất cả các vật liệu hoặc tác động có thể tạo ra tia lửa.
  • Sự cố tràn nhỏ: Tắt nguồn cung cấp, ví dụ: đóng van trên xy lanh hoặc thắt chặt đai ốc khi thích hợp. Nếu không thể dừng rò rỉ nhỏ nên chuyển thiết bị chứa đến khu vực an toàn và đốt hủy khí.

Chất tẩy rửa
Các loại dung môi
Dung dịch chống thấm
Phụ gia

0 nhận xét:

Đăng nhận xét