FF Cồn thực phẩm - Ethanol ~ Vancaochem

Trang chủ

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

Cồn thực phẩm - Ethanol


Không chỉ tồn tại loại cồn công nghiệp hay cồn y tế mà chúng ta còn có thêm cồn thực phẩm và chủ yếu được tìm thấy trong những thức uống có cồn. Cồn thực phẩm, cồn sinh học và cồn công nghiệp khác nhau về gì? Cách sản xuất cồn thực phẩm như thế nào? Cồn thực phẩm có những công dụng gì cũng như những tác hại của cồn thực phẩm đối với con người? Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản cồn thực phẩm? Và nơi nào tại TP Hồ Chí Minh cung cấp hóa chất cồn thực phẩm này?

Image result for cồn thực phẩm

I.CỒN THỰC PHẨM LÀ GÌ? 

  • Cấu tạo của cồn thực phẩm
  • Cồn thực phẩm là loại cồn có thành phần chính là Ethanol đã được chưng cất và tinh luyện cũng như loại bỏ hầu hết các tạp chất như dầu fusel, andehyd, Acid, Este.
  • Cồn thực phẩm sau khi đã loại bỏ tạp chất sẽ được dùng để pha chế cùng với nước và các hợp chất khác để tạo thành các loại đồ uống, làm dược liệu, thuốc, dùng để vệ sinh, sát trùng vết thương, hoặc sản xuất mỹ phẩm.
  • Cồn thực phẩm được khuyến cáo có hại cho sức khỏe con người, vì vậy phải cẩn trọng khi sử dụng nó.
  • Công thức hóa học của cồn thực phẩm là C2H6O hoặc C2H5OH.
  • Tên gọi khác của cồn thực phẩm là cồn Ethanol, Rượu etylic, …

II.TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA CỒN THỰC PHẨM

  • Cồn thực phẩm Ethanol là chất lỏng không màu, trong suốt. Đây là chất có mùi thơm của rượu và vị cay.
  • Tỷ trọng Cồn thực phẩm là (so với nước) : 0,799 ÷ 0,8.
  • Cồn thực phẩm tan vô hạn trong nước.
  • Cồn thực phẩm rất dễ cháy, khi cháy có ngọn lửa màu xanh và không có khói.

III.PHÂN BIỆT CỒN THỰC PHẨM VÀ CỒN CÔNG NGHIỆP 

Image result for cồn thực phẩm
  • Về cơ bản các loại cồn như cồn công nghiệp, cồn thực phẩm và cồn sinh học đều có thành phần chính là ETHANOL, nhưng điểm khác nhau đó chính là qua quá trình chưng cất lượng Ethanol tồn tại trong các loại cồn sẽ khác nhau.
  • Cồn thực phẩm thường được sản xuất dựa vào chưng cất bằng tháp để tách các chất ethanol, methanol…. Khi hàm lượng ethanol đạt 98% thì người ta gọi là cồn thực phẩm.
  • Cồn công nghiệp được tạo ra thông qua quá trình chỉ chưng cất tách nước do đó không những bao hàm nồng độ methanol cao và đồng thời có nhiều tạp chất hơn.

IV. CÁCH SẢN XUẤT CỒN THỰC PHẨM 

  • Cồn thực phẩm có rất nhiều cách điều chế nhưng chủ yếu nhất là lên men đường hay ngũ cốc với men rượu.
  • Cồn thực phẩm được điều chế bằng phản ứng thủy phân cellulose sau đây:
Bước 1: Thủy phân xenlulozo thành mantozo dưới tác dụng của men amylaza.
(C6H10O5)n →  C12H22O11
Bước 2: Thủy phân tiếp mantoza thành glucoza hoặc fructoza dưới tác dụng của menmantaza.
C12H22O11 → C6H12O6
Bước 3: Phản ứng lên men rượu có xúc tác là men zima.
C6H12O6 → 2 C2H5OH+2 CO2.

V.CÔNG DỤNG CỦA CỒN THỰC PHẨM

Cồn thực phẩm tác dụng với sức khỏe con người:
  • Cồn thực phẩm được sử dụng đồ uống như rượu vang, bia mỗi ngày sẽ giúp chống lại các bệnh về tim mạch và kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, chỉ một lượng nhỏ phù hợp với cơ thể của con người.
Cồn thực phẩm tác dụng đối với công nghiệp:
  • Cồn thực phẩm làm dung môi hòa tan hóa chất khác
  • Cồn thực phẩm dùng trong công nghiệp thực phẩm như sản xuất đồ uống (bia, rượu).
  • Cồn thực phẩm dùng trong bảo quản thực phẩm.
  • Cồn thực phẩm dùng trong tẩm ướp thực phẩm
Cồn thực phẩm tác dụng đối với làm đẹp
  • Cồn thực phẩm dùng được trong lĩnh vực Mỹ phẩm như để pha chế hương liệu, dùng làm hỏa liệu trong Spa

VI.TÁC HẠI CỦA VIỆC SỬ DỤNG CỒN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CON NGƯỜI

Dù những thức uống chứa cồn hiện nay không gây nguy hại cho sức khỏe nhưng chúng cũng có thể gây chết người nếu nồng độ cồn quá cao.
  • Tác hại lớn nhất của cồn chính là ảnh hưởng tới não bộ và hệ thần kinh, làm ức chế và chậm quá trình dẫn truyền các tín hiệu lên não bộ. Cồn gây ra cảm giác hưng phấn cho con người, chúng ta sẽ có những biểu hiện như đỏ mặt, khả năng tập trung giảm sút, khả năng phán đoán kém.
  • Ngoài ra, Cồn còn khiến cho con người bị kích động, nhận thức chậm và phản ứng chậm, thị lực giảm và ghi nhớ kém.
  • Cồn không được gan phân hủy toàn bộ, vì vậy, phần còn lại sẽ ngấm vào trong máu làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thế khiến người sử dụng rất dễ bj cảm cúm hoặc trúng gió.
Cồn sẽ được hấp thụ qua con đường tiêu hóa cụ thể sẽ ngấm trực tiếp vào toàn bộ hệ tiêu hóa. Bắt đầu từ miệng, cho tới thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già…Và cồn còn ngấm thẳng trực tiếp vào máu nên rất nguy hiểm.
  • Khi nồng độ cồn trong máu đạt tới mức 0,4% trở lên sẽ khiến con người tử vong.
  • Khi nồng độ cồn trong máu đạt từ 0,3% đến 0,4% là gây ra tình trạng hôn mê.
  • Khi nồng độ cồn trong máu đạt mức 0,1% sẽ gây ra hiện tượng say xỉn.

VII.NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CỒN THỰC PHẨM

VII.1.Những lưu ý khi sử dụng cồn thực phẩm

  • Tránh trực tiếp tiếp xúc cồn thực phẩm với các bộ phận trên cơ thể. Nên bảo vệ mình bằng cách trang bị khẩu trang hoặc găng tay bảo hộ.
  • Không được pha trực tiếp cồn thực phẩm để uống.
  • Khi dính cồn thực phẩm  vào mắt phải rửa ngay bằng nước sạch. Khi nuốt phải cồn thực phẩm không cố gây nôn, uống ngay nước lọc và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Khi xảy ra sự cố cháy tuyệt đối không dùng nước để dập lửa mà phải dùng bột, hóa chất khô, bọt CO2, phun sương.
  • Đối với những người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông, các máy móc, thiết bị sản xuất thì nồng độ cồn trong máu được quy định ở mức dưới 0,05%. nếu vượt quá mức quy định sẽ bị xử phạt.

VII.2.Những lưu ý khi bảo quản cồn thực phẩm:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét