FF Phụ gia chất dẻo, Polymer và Nhựa ~ Vancaochem

Trang chủ

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

Phụ gia chất dẻo, Polymer và Nhựa

Phụ gia chất dẻo, Polymer và Nhựa 
Phụ gia chất dẻo, Polymer và Nhựa .

Phụ gia chất dẻo

-Hầu hết chất dẻo chứa các chất hữu cơ hoặc hợp chất vô cơ khác. Số lượng chất phụ gia từ 0% đối với các polymer dùng trong thực phẩm đến hơn 50% dùng trong các ứng dụng điện tử.
-Thành phần chất phụ gia trung bình khoảng 20% theo khối lượng polymer.
-Các chất độn làm cải tiến hiệu suất và giảm chi phí sản xuất.
-Phụ gia ổn định bao gồm các chất chống cháy để làm giảm tính cháy của vật liệu. Nhiều loại chất dẻo còn chứa chất độn, chất tương đối trội và vật liệu rẻ tiền khác để làm cho sản phẩm rẻ hơn trên một đơn vị trọng lượng.
-Các chất độn thường là các loại khoáng như đá phấn. Một số chất độn có độ hoạt động cao hơn và được gọi là các tăng độ bền. Vì có nhiều loại polyme hữu cơ quá cứng trong một số ứng dụng đặc biệt, chúng phải được trộn với các chất tạo dẻo (nhóm phụ gia lớn nhất) là các hợp chất gốc dầu dùng để cải thiện tính lưu biến.
- Phẩm màu là các chất phụ gia phổ biến mặc dù trọng lượng của chúng chiếm tỉ lệ nhỏ. Nhiều tranh cãi liên quan đến nhựa được kết hợp với phụ gia. Các hợp chất gốc hữu cơ đặc biệt độc hại.

1.Các chất phụ gia sử dụng trong chất dẻo:

  • Chất bôi trơn:
Chất bôi trơn nội: gồm sự ma sát giưã các mạch hay các đoạn mạch cao phân tử của chất dẻo và cải thiện tính chất chảy dứơi tác dụng nhiệt.
Chất bôi trơn ngoại: tránh sự bám dính giữa nhựa với bề mặt trong nòng xylanh, bề mặt trục vít và khuôn.
Các loại bôi trơn: rượu béo, acid béo, xà phòng kim loại, paraffin, các polyetylen phân tử thấp.
  • Chất hóa dẻo:
Cải thiện sự hóa dẻo, sự dễ dàng chảy đầy vào khuôn và đặc biệt tạo sự mềm dẻo cho sản phẩm.
Chất hóa dẻo gồm 2 loại: chất hóa dẻo chính và chất hóa dẻo phụ.
Chất hóa dẻo chính: những loại ester của acid hay của rượu, những acid có vòng (Terephtalic, benzoic) hay thẳng (Adipic, Azelaic, Sebanic, Photphoric) còn những rượu có thể là monohydric (Ethynulhexanol, Isodecanol, Butanol, Isononyl) hay polyhydric (glycol, pentaerthritor).

2.Polymer

Polymer là hợp chất cao phân tử trong đó phân tử của nó gồm những nhóm nguyên tử được nối với nhau bằng các liên kết hóa học và có sự lập lại tuần hoàn.
  • Polymer kết tinh:
Là vật liệu polimer có các chuỗi mạch sắp xếp gần khít nhau theo một trật tự nhất định. Thường ở trạng thái đục mờ.
  • Polymer vô định hình:
Là loại vật liệu polymer có các chuỗi mạch không sắp xếp theo một trật tự nhất định nào. Có độ trong suốt cao.

3.Nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn

  • Nhựa nhiệt dẻo:

Là polymer có khả năng lập lại nhiều lần quá trình chảy mềm dưới tác dụng của nhiệt và trở nên cứng (định hình) khi được làm nguội.
Trong quá trình tác dụng nhiệt, nhựa nhiệt dẻo chỉ thay đổi tính chất vật lý, không xảy ra phản ứng hóa học.
Có khả năng tái sinh nhiều lần.
  • Nhựa nhiệt rắn:

Là loại vật liệu polymer khi chịu tác dụng của nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác hay chất đóng rắn sẽ xảy ra phản ứng hóa học chuyển thành cấu trúc không gian 3 chiều, không còn khả năng nóng chảy khi gia nhiệt nữa.
Không có khả năng tái sinh các loại phế phẩm, phế liệu hoặc các sản phẩm đã qua sử dụng.

Sưu tầm


Hóa chất ngành sợi
Hóa chất công nghiệp
Hóa chất công nghiệp ngành dệt may

0 nhận xét:

Đăng nhận xét